GIỚI THIỆU SÁCH CHỦ ĐIỂM 20 -10

GIỚI THIỆU SÁCH CHỦ ĐỀ “PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10”


         Hòa chung với không khí cả nước hân hoan chào  mừng ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20 /10 và để hiểu thêm truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam được Bác Hồ trao tặng cho tám chữ vàng vinh dự “anh hùng – bất khuất – trung hậu – đảm đang”, thư viện  trường THCS Bình Khánh  trân trọng giới thiệu đến các Thầy Cô cùng các em học sinh tác phẩm “Nhật Ký Đặng Thùy Trâm” do nhà xuất bản hội nhà văn ấn hành, dày 322 trang, được in trên khổ giấy 14 x 20 cm.

Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
Các em học sinh thân mến! Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ đã từng có một người con gái tên là Đặng Thùy Trâm, tác giả của những dòng nhật ký mà cô muốn giới thiệu đến các em hôm nay. Họ thuộc về một lớp người  sinh ra và lớn lên trong những ngày chống Mỹ.
Tốt nghiệp ĐH năm 1966, Thùy Trâm xung phong đi vào tận chiến tuyến Đức Phổ,Quãng Ngãi khi tuổi đời còn rất trẻ. Ở đó chị làm công việc đặc trưng của một người phụ nữ trong chiến tranh là phụ trách một bệnh viện Huyện. Chị đi với niềm tin chiến thắng, đó là niềm tin mang đầy thánh thiện của những người lính, những người tham gia chiến tranh, lúc đó không phải vì nghĩa vụ mà còn là niềm ao ước, là niềm vinh dự mà họ cảm thấy phải dành cho bằng được. Những trang nhật ký của chị đầy xúc động lòng người, tái hiện cuộc chiến tranh khốc liệt của nhân dân ta  trong những  ngày kháng chiến chống Mỹ. Trong vai trò một nữ Bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người, chia sẽ niềm vui với mọi người, đau với nỗi đau của người bệnh, chăm sóc thương binh hết lòng. Người Bác sĩ này đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh và đã ngã xuống như một người lính vừa rời tay súng. Cô xin mời các em lật tới trang 253 để đọc đoạn  nhật ký của chị Thùy Trâm (17/6/1970) rõ hơn các em nhé.
Các em học sinh thân mến! Tuy cái chết không được miêu tả nhiều trong nhật ký, nhưng trong tâm trí chị nó luôn có mặt, nó đứng thấp thoáng đằng sau các sự kiện, với chị cuộc đối diện với cái chết làm nên một phần nội dung cuộc sống tức là làm nên một vẻ đẹp cao thượng của“ những bông hoa bất tử” đó là những bông hoa chỉ biết “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Với Thùy Trâm: nhật ký đã trở thành một phần trong cuộc đời của chị. Chị khao khát đến cháy lòng ngày hòa bình thống nhất Bắc-Nam để về với mẹ, về với mảnh đất Hà Thành thân yêu.” Cô mời các em lật tìm đọc trang 254 đến ,256” ở đó sẽ thể hiện rõ những dòng nhật ký ấy.
            Và nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Ồ thích thật bài thơ miền Bắc
 Rất tự do nên tươi nhạc tươi vần
Cả không gian như xích lại gần
Thời gian cũng quên tuần quên tháng
Đời trẻ lại tất cả làm cách mạng”
“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” đã trở thành cuốn sách nổi tiếng, không chỉ được tác giả Việt Nam đón nhận như một biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh, về tình yêu tổ quốc của người phụ nữ Việt Nam. Mà ảnh hưởng cuốn sách đã vượt qua biên giới, với sự cảm hóa mạnh mẽ vì những trang nhật ký của chị thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội, tình yêu Tổ quốc. Chị vào chiến trường Miền Nam phục vụ với phương châm của lớp thanh niên thời đó “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Những lúc khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi, thì với cuốn nhật ký chị lại ngồi tâm sự. Nó như một người bạn để chị bày tỏ nỗi lòng. Cô mời các em nghe những dòng nhật ký thổn thức đó qua trang 258-259. Chính những dòng tâm sự đó làm cảm động đến thắt lòng và nhắc nhở mỗi chúng ta - thế hệ  hôm nay phải sống thế nào cho xứng đáng với sự hi sinh mất mát của họ.
         Cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”  được viết bởi một Nữ Bác sĩ, một cây bút không chuyên đã thu hút bạn đọc, không phải vì tài văn chương mà bằng hiện thực lịch sử chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, bằng sự hy sinh cao cả, bằng tình yêu đồng chí, đồng đội và cao hơn nữa là tình yêu Tổ quốc, góp phần điểm thêm một dấu son chói lọi cho truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Chúng ta là những thế hệ con cháu được thừa hưởng cuộc sống hòa bình độc lập, được sống, học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thiện của xã hội chủ nghĩa, thì những dòng nhật ký kể trên rất cần thiết với chúng ta, nó như một động lực thúc đẩy giúp chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng tổ quốc ngày một văn minh hiện đại, xứng đáng với sự mất mát hy sinh của họ.
Cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” sẽ không phụ lòng các em tìm đến.





Giới thiệu sách nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10
Bạn đọc thân mến! Lịch sử dân tộc Việt Nam đã có những trang sử vẻ vang, những trang sử ấy thể hiện sức mạnh to lớn của chủ nghĩa yêu nước, của tinh thần dân tộc chân chính. Vì vậy, chúng ta không nên quên lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

.

Với lòng mong muốn làm cho bạn đọc dễ dàng tiếp cận lịch sử cũng như truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, Thư viện trường THCS Bình Khánh  trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tác phẩm: “Những anh hùng tuổi trẻ” do nhiều tác giả biên soạn, Nxb Trẻ ấn hành năm 2011.Cuốn sách có 1 tập và được in trên khổ giấy 20cm.
Nội dung chính của tác phẩm là những câu chuyện kể về những anh hùng dân tộc. Đó là những anh hùng lỗi lạc đã lưu danh trong sử sách như: Lý Tự Trọng, Trần Văn Ơn,Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân,... nhưng ở đây, trong không khí của những ngày kỷ niệm Phụ Nữ Việt Nam 20/10, tôi đặc biệt dành riêng để giới thiệu với bạn đọc chuyện kể về: Võ Thị Sáu, Quách Thị Trang, Lê Thị Hồng Gấm.
Thông qua các câu chuyện, tác giả đã tái hiện chân dung những người phụ nữ đất Việt tiêu biểu, nêu cao tinh thần yêu nước thương nòi, không tiếc máu xương và quên đi cả tình riêng cũng như quyền lợi của bản thân mình để Tổ Quốc được độc lập tự chủ. Những vị anh hùng ấy luôn đi đầu trong việc chống giặc ngoại bang, chống lại mọi áp bức cường quyền và nêu cao tinh thần yêu nước thương dân.
Bằng những câu chuyện súc tích, sinh động và đầy tính huyền thoại, tác giả đã khắc hoạ chân dung thật đẹp về các vị anh hùng, nhằm gây được sự cuốn hút cho độc giả, nhất là đối với các em thiếu nhi. Tác giả mong muốn: “...giúp các em học sinh tiếp cận dễ dàng hơn với lịch sử dân tộc để thêm yêu thích môn học Lịch sử. Đó còn là những tấm gương cao đẹp để các em học tập và phát huy được truyền thống tốt đẹp của cha ông”.
Ở trang 74, bạn đọc sẽ gặp chuyện kể vế Võ Thị Sáu nữ anh hùng trẻ tuổi của Việt Nam.

  

Chuyện kể rằng: “Lúc 14 tuổi,chị gia nhập Đội Công an xung phong quận Đất Đỏ. Đội có nhiệm vụ luồn sâu vào vùng tạm chiến, trừ gian, phá rã bộ  máy địch và tay sai, phát động đồng bào tham gia ủng hộ kháng chiến. Gan dạ và mưu trí, chị Võ Thị Sáu thường đi trước trinh sát địa bàn địch…Từ đó,chị đã trở thành người chiến sĩ trinh sát thực thụ, tham gia nhiều trận đánh Pháp và tay sai với nhiều chiến công làm kẻ thù khiếp sợ. Trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng Tòng vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền kỷ niệm quốc khánh Pháp(14.7)tổ chức tại Đất Đỏ…
Tháng 2.1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc tham gia một trận đánh. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn nhưng chị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm, không khuất phục kẻ thù…
Sáng sớm ngày 23.01.1952, chị Võ Thị Sáu đã bị thực dân Pháp hành quyết dưới chân núi Chùa.
Ở tr. 85 là câu chuyện kể về nữ sinh Quách Thị Trang.


“Lúc 15 tuổi, chị tích cực tham gia phong trào đấu tranh chống chính quyền độc tài, phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của nhà cầm quyền lúc bấy giờ. Ngày 25.08.1963 trong cuộc biểu tình trước công viên Diên Hồng (Cổng chính chợ Bến Thành – Sài Gòn)của hơn 5.000 sinh viên học sinh, nhằm phản đối độc tài phát xít, chồng lại quy định “thiết quân luật”của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Quách Thị Trang đã bị cảnh sát bắn chết...

Thật không gì ý nghĩa và nhân văn hơn khi suốt mấy chục năm qua, dân tộc đã giành ngày 20 – 10 để tôn vinh phụ nữ Việt Nam. Không đáng tôn vinh sao được khi trong bất cứ lĩnh vực nào từ lao động, chiến đấu đến đời sống gia đình, hoạt động xã hội mà lại không có bóng dáng của người phụ nữ chịu thương, chịu khó và biết hy sinh.
Ngày nay, phụ nữ đã vươn xa, thực sự hòa nhập mạnh mẽ vào xã hội với bao công việc, trọng trách mà gần như sự khác biệt về giới tính không còn là ranh giới cố hữu. Từ đấy, vẻ đẹp kinh điển của người phụ nữ trong các tác phẩm nghệ thuật không chỉ là chất mỹ miều, mềm mại mà còn là nét đẹp của sự lao động sáng tạo, sự vươn lên và hòa mình trong thực tế sống động của xã hội.
Thật khó để tìm được những từ ngữ để diễn tả sự hi sinh và tài đức của người phụ nữ trong xã hội xưa và nay. Để hiểu thêm về thân phận của người phụ nữ và có thêm cơ sở để hiểu sâu và yêu quý sách, đến với buổi giới thiệu sách hôm nay, xin giới thiệu đến các thầy cô giáo và các em học sinh trong trường một số cuốn sách nói về người phụ nữ.
2. Tác phẩm : “ Đặng Thùy Trâm – nữ bác sĩ anh hùng”/ Đoàn Thị Minh Châu – Giáo dục, 2008.
   Với từng trang sách được vẽ màu sống động hấp dẫn đã tái hiện lại cuộc đời, con người và những cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm cho lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Cầm cuốn sách lên và lật từng trang giấy, chúng ta mới thấy được một nữ bác sĩ chịu thương chịu khó, chị đã vượt qua bao khó khăn gian khổ trong điều kiện chiến tranh khốc liệt để cứu chữa các thương bệnh binh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970trong một trận phục kích của địch.
         Liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việ Nam anh hùng, chiến đấu quên mình  vì độc lập, tự do của Tổ quốc và được tăng danh hiệu “ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.


 3. Tác phẩm: “Mẹ quà tặng của thượng đế”/ Lê Quang.- Nxb Trẻ, 175 tr.
Cuốn sách là tập 1 trong bộ sách 500 câu chuyện đạo đức, gồm những câu chuyện cảm động về tình mẹ con.
Xin được phép trích dẫn 1 đoạn trong cuốn sách như sau: “ Mẹ ơi! Ngồi bên mẹ, nghe mẹ kể chuyện không phải là việc mất thời giờ đâu. Những câu chuyện ngày xưa của mẹ giúp con trở về với tuổi thơ hạnh phúc của mình trên những thảm cỏ của điền trang. Nét mặt thanh thản của mẹ giúp con có thêm nghị lực trong cuộc sống. Giọng nói êm ái của mẹ giúp con yêu cuộc sống hơn. Lòng nhân ái của mẹ giúp con yêu thương mọi người xung quanh hơn”.
Nghe xong đoạn trích trên các em có cảm nhận gì ?
Có lẽ chẳng có 1 đứa trẻ nào lại không thích nghe mẹ mình kể chuyện. Cho dù câu chuyện đó đã được kể đi kể lại nhiều lần. Mỗi lần nghe, ta lại có 1 cảm nhận mới và có những thắc mắc mới. Những câu chuyện kể sẽ in đậm trong tâm trí con trẻ và góp phần hình thành nên nhân cách của 1 con người. Cho dù các em có vui thú đến đâu thì không gì có thể thay thế được việc ngồi bên mẹ, nghe mẹ kể chuyện khi các em còn bé. Bởi vì người mẹ bao giờ cũng là chỗ dựa tinh thần cho con cái.
  


Các em thân mến!
Điều tốt đẹp nhất mà tạo hóa đã dựng nên, đó là tình mẹ. Với con người, tình mẹ là điều thiêng liêng nhất. Người ta không thể trở nên tốt đẹp nếu sống bất hiếu với mẹ mình. Tình mẹ thiêng liêng đã gắn kết mẹ với con từ khi còn trong trứng nước. Mẹ đã cưu mang chăm sóc con, từ miếng ăn đến giấc ngủ, lo lắng cho con mãi mãi.
Trên đây là những cuốn sách rất hay trong nhiều cuốn sách viết về người phụ nữ Việt Nam 



Không có nhận xét nào: